Tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Mùa năm 2023
Đăng lúc: 15:54:24 14/07/2023 (GMT+7)
Hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, từ đầu tháng 7/2023 đến nay thời tiết nắng nóng kéo dài đã phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa vụ Mùa. Căn cứ vào kết quả kiểm tra đến ngày 12/7/2023, UBND xã thông báo đến các thôn trên địa bàn xã các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ Mùa như sau:
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
Thời gian vừa qua, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 phát sinh gây hại trên địa bàn xã với mật độ khá cao, tập trung chủ yếu diện tích lúa cấy sớm, qua kết quả kiểm tra: ngoài lứa 4 vũ hóa từ 6/7 trở đi, rộ từ 10/7 trở đi với mật độ cao:
- Mật độ Trung bình: 2 con trưởng thành/m2;
- Mật độ cao: 10 con trưởng thành/m2
- Cục bộ có nơi mật độ > 30 con trưởng thành/m2
Dự tính: Sâu non tuổi 1 lứa 5 phát sinh từ 17/7/2023 trở đi, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 sẽ rất cao, gây trắng lá trên diện rộng, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa vụ mùa nếu không làm tốt công tác kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời.
Để hạn chế thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 gây ra, UBND xã đề nghị cấc thôn hướng dẫn bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng để tiến hành phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đạt hiệu quả cao.
- Nếu kiểm tra thấy mật độ bướm lứa 4 cao, tiến hành phun thuốc đặc hiệu sau khi ngớt bướm 3-5 ngày (thăm đồng 1 lần/ngày, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với so với thời điểm bướm ra rộ).
- Hoặc khi sâu non xuất hiện với mật độ 25-50 con/m2 trở lên thì sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị sau: Amate 150SC, Takumi 20WG, Clever 150SC, Virtako 40WG, Opulent 150SC, Voliam targo 063SC, prevathon 5SC, Obaone 95WG, ... Thời điểm xử lý: Thời điểm phun trừ tốt nhất từ 17/7 - 26/7/2023.
Chú ý:
- Một là: Khi sâu non mới nở, kích thước rất nhỏ, chưa có khả cuốn lá mà đang lẩn trốn trong bao cũ, trong kẽ lá hoặc trong lá non chưa mở. Từ tuổi 2 trở đi, sâu cuốn lá ở trong tổ, ưu tiên sử sụng bộ thuốc đã khuyến cáo ở trên là thuốc đặc hiệu với sâu cuốn lá nhỏ. Không nên sử dụng thuốc chỉ có tác dụng chủ yếu là tiếp xúc - Hiệu quả trừ sâu không cao.
- Hai là: Diện tích lúa khô hạn cần cung cấp đủ nước tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng thuận lợi cũng như công tác xử lý sâu cuốn lá nhỏ lứa 5.
2. Chuột hại
Hiện nay, chuột bắt đầu gây hại rải rác trên các trà lúa ở hầu khắp các thôn trên địa bàn xã. Thời gian tới, diện tích lúa bị chuột hại tiếp tục gia tăng nhất là diện tích gần trục lớn, ven làng, gần gò đồi, cồn bãi…làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Để quản lý tốt chuột hại cần áp dụng tổng hợp các biện pháp thủ công (bẫy bán nguyệt, bẫy lồng sập, bẫy dính...) với biện pháp hóa học (các thuốc như Kill Rat, CAT 0,25WP, Racumin 0,75TP, Storm,…). Việc diệt chuột cần thực hiện trên diện rộng, các thôn cần tổ chức ra quân diệt chuột thành từng đợt ngay từ đầu vụ mới đem lại hiệu quả cao.
Bùi Văn Dinh - CC ĐCNN
Bùi Văn Dinh - CC ĐCNN
Tin khác
- CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỢNG NGHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
- TRƯỜNG TH PHƯỢNG NGHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC - NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẦU NĂM HỌC
- Phát hiện vết nứt trên đồi ở thôn Đồng Phông, xã Phượng Nghi
- Công đoàn xã phượng nghi tổ chức hội nghị sơ kết công tác công đoàn 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm và tổ chức sinh nhật quý III năm 2024
- Trung thu cho em ở trường Tiểu học Phượng Nghi
- Trường tiểu học Phượng Nghi khai giảng năm học mới 2024-2025
- Các trường trên địa xã Phượng Nghi khai giảng năm học mới 2024-2025
- Cắt tóc miễn phí cho các em học sinh Trường Tiểu học Phượng Nghi
- Thông báo tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2023- 2024
- THÔNG BÁO Tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Như Thanh năm 2024
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289
02373.742.289