Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phượng Nghi - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng

Đăng lúc: 08:22:01 29/05/2023 (GMT+7)
100%
Print

Hiện nay, trên không gian mạng đang diễn ra tình trạng các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có rất nhiều nạn nhân đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt với số tiền lớn, việc đấu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn; khi bắt được các đối tượng thì tài sản của người dân đã bị các đối tượng tiêu xài và khó có khả năng khắc phục. Do vậy, công tác phòng ngừa việc bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo là nội dung quan trọng hàng đầu. Công an xã Phượng Nghi thông báo một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng để nhân dân cảnh giác, cụ thể:

       1. Giả danh là công an, viện kiểm soát, tòa án: Sau khi đối tượng gọi điện cho người dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để hỏi thông tin cá nhân, sau đó sẽ giới thiệu là công an, kiểm sát viên, người của tòa án và thông báo người dân có liên quan đến đường dây ma túy hoặc liên quan đến một vụ án mà công an đang điều tra, ai không tin thì đối tượng gửi thêm các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt bị can để tạm giam làm cho người dân lo sợ sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền trong tài khoản của mình sang tài khoản của công để theo dõi, kiểm tra, nếu không liên quan sẽ trả lại nhưng thực tế là chuyển qua một tài khoản ngân hàng của chúng để rút tiền ra và chiếm đoạt.
2. Giả danh nhân viên bưu điện thông báo người nhân nhận được bưu phẩm, khi mở bưa phẩm thông báo người dân có giấy triệu tập của Cơ quan Công an đến để giải quyết một vụ án, dọa dẫm làm người dân lo sợ sau đó sẽ giả vờ giúp người dân kết nối đến cơ quan Công an để nói chuyện, sau đó đề nghị chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.
3. Giả danh Công an thông báo người dân vi phạm pháp luật trong một vụ giao thông hoặc có một vài biên bản vi phạm về giao thông chưa nộp phạt, sau đó dọa dẫm người dân và yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.
4. Đối tượng kết bạn với người dân trên nền tảng Facebook, Zalo,… sau đó giả vờ gửi quà từ nước ngoài có giá trị lớn về cho người dân. Sau khi người dân tin tưởng, chúng sẽ bố trí một người giả nhân viên hải quan thông báo là quà từ nước ngoài đã gửi về qua cửa khẩu, muốn nhận quà phải đóng một số tiền để làm lệ phí nhận quá. Sau khi người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng thì chúng sẽ rút ra và chiếm đoạt.
5. Đối tượng kết bạn với người dân qua ứng dụng mạng xã hội sau đó rủ rê bán hàng online theo hình thức cộng tác viên và được trả hoa hồng lớn. Ban đầu, khi nhận hàng của đối tượng thì đối tượng vẫn trả tiền gốc và lãi đầy đủ. Sau khi người dân tin tưởng sẽ nói có một món hàng lớn, nếu bán được thì lợi nhuận rất cao, sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để nhận hàng về bán, sau đó chiếm đoạt.
6, Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho người dân thông báo người dân đang nợ ngân hàng một số tiền lớn, nếu không trả thì ngân hàng sẽ kê biên tài sản. Chúng dọa dẫm và yêu cầu người dân phải chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.
7. Sử dụng mạng xã hội, kết bạn với những người có nhu cầu vay tiền trên mạng, sau khi người dân cung cấp các thông tin được gọi là hồ sơ và đường link để chuyển số tiền vay về tài khoản của người dân nhưng người dân sẽ không nhận được tiền. Sau đó người dân sẽ được các đối tượng giả danh nhân viên giao dịch thông báo hồ sơ vay của người dân đang gặp lỗi, cần phải đóng tiền vào tài khoản chúng chuẩn bị sẵn để hoàn tất thủ tục vay, cứ mỗi lần báo lỗi là mỗi lần chúng yêu cầu người dân chuyển tiền để khắc phục hồ sơ vay và sẽ trả lại khi việc vay hoàn tất nhưng sau khi chuyển rất nhiều tiền vào tài khoản của đối tượng, chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền gửi.
8. Giả danh nhân viên Viettel, Mobiphone, Vinaphone thông báo số điện thoại của người dân sẽ bị khóa trong vài giờ với nhiều lý do, sau đó hướng dẫn người dân cách giải quyết, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để khắc phục nhưng sau đó chiếm đoạt và chặn liên lạc.
9. Vay tiền qua facebook, zalo,…các đối tượng hack được thông tin các trang cá nhân trên mạng xã hội của người dân, sau khi đăng nhập vào phần mềm nhắn tin, chúng sẽ gửi tin nhắn đến những người thân quen để hỏi vay tiền và chuyển tiền vào một số tài khoản lạ. Sau khi chuyển tiền vào số tài khoản này thì chúng sẽ rút tiền và chiếm đoạt. Nội dung này, người dân cần cảnh giác, cho vay phải liên hệ trực tiếp bằng số điện thoại của người thân hoặc yêu cầu gọi facetime, xem đúng mặt và giọng nói của người thân mình không, xác định đúng người thân, bạn bè mình thì hãy chuyển tiền.
Nhằm tránh các nguy cơ rủi ro sảy ra, Công an xã khuyến cáo.
- Cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan Công an nói riêng khi mời gọi công dân chắc chắn phải có giấy mời, giấy triệu tập gửi tận tay người dân và phải thông qua cấp ủy, chính quyền địa phương và làm việc tại trụ sở, nhà của người được mời gọi, không làm việc qua điện thoại.
- Tài khoản mà các đối tượng yêu cầu người dân chuyển tiền vào được lập từ những giấy tờ giả, không xác định được tên chủ sở hữu, khi chuyển tiền vào thì khả năng cao sẽ không tìm được đối tượng hoặc tìm được thì đối tượng không còn khả năng trả lại.
- Khi bị các đối tượng dọa dẫm, yêu cầu chuyển tiền, để được giải đáp những lo lắng khi bị đối tượng dọa dẫm, mà trình báo ngay đếnCông an xã Phượng Nghi để được tư vấn, hướng dẫn  24/24.
Nội dung thông báo này được thông báo rộng rãi trên hệ thống thông tin truyền thanh và 07 Ban quản lý thôn theo dõi các thông tin, để phòng ngừa việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các loại tội phạm khác.
                                                                                        Trung tá Lương Văn Lực - Trưởng CA xã 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289