BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Đăng lúc: 15:08:04 21/03/2024 (GMT+7)
1. Bệnh Dại là gì:
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật (chó, mèo…) mắc bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Là các loài động vật hoang dại bị dại như: Chó, mèo, rơi.Phổ biến nhất là chó, mèo sống gần người.
3. Đường lây truyền:
Bệnh Dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương.
4. Biểu hiện của người mắc bệnh Dại:
Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể:
- Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...
- Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.
5. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại:
Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, theo thông báo của UBND xã, thị trấn.
- Hạn chế nuôi chó, mèo. Những gia đình có trẻ em nên tạm dừng nuôi chó, mèo vì con trẻ thường hay lê la, ôm hôn chó, mèo dẫn đến nguy cơ bị chó, mèo cắn, cào; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là chó, mèo chạy rông ngoài đường; không lại gần khi chó đang ăn hoặc khi chó mẹ đang cho con bú, không nhìn vào mắt chó.
- Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc, không để bị cắn.
- Nuôi chó phải xích, nhốt; chó ra đường phải được đeo rọ mõm, có người dắt.
Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại
Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng bằng vắc xin.
Bs. Nguyễn Hữu Võ
Tin khác
- Quy định bắt buộc mua bảo hiểm xe máy
- Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn huyện năm 2025
- Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại thôn Cộng Thành xã Phượng Nghi.
- Bài tuyên truyền hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7”
- BỆNH BẠCH HẦU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
- Nguyễn nhân và cách phòng tránh tai nạn đuối nước
- Bài tuyên truyền về bình đẳng giới
- Bài tuyên truyền 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2024)
- Bệnh sởi nguyên nhân và cách phòng tránh
- Bệnh chân, tay, miệng là gi? Ai có thể mắc
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
0987714247
0987714247