Thông báo về việc quản lý sâu bệnh hại lúa đầu vụ Mùa năm 2023
Đăng lúc: 08:09:36 29/06/2023 (GMT+7)
Thực hiện thông báo số 28/TB-TTDVNN ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Thanh về việc quản lý sâu bệnh hại lúa đầu vụ Mùa năm 2023.Thời điểm hiện này, cây lúa đang ở giai đoạn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh cấp 1. Thời tiết nắng nóng, nhiệt cao, lúa Mùa sinh trưởng chậm, trên đồng ruộng đã phát sinh một số đối tượng sâu bệnh hại như sau:
1. Sâu cuốn lá nhỏ
Trên đồng ruộng, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 phát sinh từ 18/6/2023 trở đi:
Mật độ sâu phổ biến 10-12 con/m2 ; Mật độ sâu cao 50 con/m2 ;
Cục bộ có nơi mật độ > 60 con/m2 (tập trung chủ yếu trên diện tích lúa cấy trước, chăm sóc sớm:
Tuổi sâu phổ biến: tuổi 1, tuổi 2
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao 38-39 0C, ẩm độ không khí thấp, lúa sau cấy sinh trưởng chậm, mức độ gây hại của sâu lớn ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa mùa. Đề nghị các thôn và bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, khi mật độ sâu từ 50 con/m2 trở lên thì cho xử lý một trong các thuốc sau: Prevathon 5sc, 1 gói 15ml /sào; Takumi 20 SC 1-1,5 gói/sào; Clever 150 Sc, 1gói 6ml/sào; Obao one 95Wp: 1,5 gói/sào...Lượng dung dịch thuốc đã pha phun cho sào 500m2 là 20 lít
Lưu ý: cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh có khả năng đền bù lớn, không xử lý sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 tràn lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến thiên địch và dễ gây bùng phát dịch hại vào cuối vụ, chỉ xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ sâu tới ngưỡng phun phòng. Sâu từ tuổi 2 trở đi đã cuốn lá ở trong tổ, ưu tiên sử sụng bộ thuốc có tác động nội hấp lưu dẫn, ít ảnh hưởng đến thiên địch (như đã khuyến cáo ở trên); Không nên sử dụng thuốc chỉ có tác dụng chủ yếu là tiếp xúc hiệu quả trừ sâu không cao.
2. Bệnh ngộ độc hữu cơ
Do tính chất vụ mùa eo hẹp, sau làm đất thường cấy ngay, rơm rạ chưa kịp phân hủy; sau cấy 10- 30 ngày, rơm rạ phân hủy mạnh, sinh khí độc, gây ngộ độ bộ rễ lúa.
Triệu chứng: lá lúa chuyển màu vàng đỏ, vàng từ lá gốc lên, khô từ chóp lá lan dần vào trong. Khi nhổ khóm lúa lên thấy bộ rễ thối đen, có mùi tanh hôi, ít rễ trắng, rễ mới không phát sinh, cây lúa ngừng sinh trưởng hoặc đẻ nhánh ít.
Biện pháp quản lý:
+ Bước 1: Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK.
+ Bước 2: Rút nước ra khỏi ruộng để khô 4-6 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.
+ Bước 3: sử dụng chế phẩm có chứa Trichodermar để cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất, hỗ trợ phân giải mùn bã xác thực vật chưa hoại. Phun các chế phẩm như Antonik 1.8 SL, Humic, K-humate, DS 80, Pisomix supper 105...
+ Bước 4: Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.
Bùi Văn Dinh- CC ĐCNN
Tin khác
- Tuổi trẻ Phượng Nghi tổ chức chương trình rửa xe gây quỹ đầy ý nghĩa
- Đoàn Thanh niên xã Phượng Nghi phối hợp với tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tổ chức truyền thông về an toàn mạng
- THÔNG BÁO Về việc niêm yết công khai kết quả xét tặng danh hiệu “Thôn văn hóa” năm 2024
- BÀI TUYÊN TRUYỀN 30/4 VÀ 01/5 NĂM 2023
- Đoàn thanh niên xã Phượng Nghi tổ chức “Lễ thắp nến tri ân - Nghĩa tình tháng 7” và dâng hương các anh hùng liệt sỹ
- Tổ chức xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phạm Văn Đồng lần thứ II - năm 2024
- Hoạt động trải nghiệm qua chuyến tham quan dã ngoại đầy thú vị!
- Trao tặng chăn ấm mùa đông cho các em nhỏ trường mầm non phượng nghi
- “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”
- Trường mầm non Phượng Nghi tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho các em học sinh
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
0987714247
0987714247