Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phượng Nghi - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Bài tuyên truyền chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn bán trú

Đăng lúc: 00:00:00 08/01/2024 (GMT+7)
100%
Print

Thực hiện nhiệm vụ năm học nhằm giúp các em học sinh bữa ăn ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để các em có sức khỏe tốt để học tập và sinh hoạt tại nhà trường.

screenshot_1717032092.png
I. Mục đích tuyên truyền.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường biết về những nguyên tắc, nội dung để đảm bảo chất lượng VSATTP nhằm giúp các em học sinh có sức khỏe tốt để học tập và sinh hoạt tại nhà trường.
II. Đối tượng: Học sinh toàn trường
Như chúng ta đã chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo góp phần nâng cao sức khỏe con người, nhất là đối với học sinh và ngày càng giữ được vị trí quan trọng trong việc phát triển thể lực, trí tuệ. Nhận thức rõ vấn đề này ngay từ đầu năm học 2018-2019, Ban giám hiệu trường Mầm non Mậu Lâm phải luôn đề cao và quan tâm tới chất lượng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các em, nhà trường đã lên thực đơn mỗi ngày một món ăn để các em học sinh cảm thấy ngon miệng và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các em có một sức khỏe tốt để học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Vậy muốn có thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta phải dựa vào những nguyên tắc sau:
III. Nội Dung
A. Các quy định về VSATTP
a. Nguồn thực phẩm
- Hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm có đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Nhận thực phẩm: Hàng ngày khi nhập phải được nhân viên y tế kiểm tra kỹ gồm các thực phẩm: gạo, thịt lợn, thịt gà, ruốc, tôm, chả cá, rau…tươi, ngon, sạch.
- Nguồn nước uống: + Đảm bảo vệ sinh an toàn nguồn nước.
+ Có đủ giấy chứng nhận nguồn nước sạch.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, bếp ăn bán trú, công trình vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có kế hoạch kiểm tra công tác bán trú thường xuyên và định kỳ.
- Triển khai “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”.
b. Nhân viên cấp dưỡng.
- Đã được khám sức khỏe định kỳ: chứng nhận không có bệnh truyền nhiễm, đảm bảo có sức khỏe tốt để phục vụ tại bếp ăn bán trú.
- Tham gia lớp tập huấn học về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhân viên y tế được trang bị các kiến thức về các quy định CLVSATTP trong chế biến như: quy trình sơ chế biến, nấu thực phẩm theo nguyên tắc 1 chiều, 5 chìa khóa vàng, 10 nguyên tắc vàng…
- Được trang bị đầy đủ: quần, áo, mũ, khẩu trang…
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
c. Thực hiện các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm
* 10 nguyên tắc vàng của tổ chức y tế thế giới  (WHO) về vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn: Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
 2. Nấu chín kĩ trước khi ăn: Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ thực phẩm phải đạt tới 70 0c.
3. Ăn ngay sau khi nấu. hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc.
5. Nấu lại thức ăn thật kĩ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt dùng để chế biến thức ăn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác: Nếu bạn bị nhiếm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
          9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
* 5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn:
1. Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ (đề phòng các vi khuẩn virut phát triển và lan truyền)
- Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch nước tro, thuốc tẩy pha loãng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Lau sạch mặt bàn, rửa sạch nồi niêu bát đĩa và các dụng cụ chế biến thức ăn bằng nước sạch
- Không để côn trùng vào nơi để và nấu nướng thực phẩm.
- Bếp, nơi nấu nướng xa khu vệ sinh.
- Không ăn các rau sống và quả mà không gọt vỏ.
2. Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín (đề phòng sự lây lan)
- Để ngăn cách các thực phẩm sống và đã nấu.
- Ngăn cách súc vật sẽ giết thịt với nơi nấu ăn.
- Rửa nồi đựng thực phẩm sống vài lần trước khi sử dụng.
- Bảo đảm nước dùng để nấu thức ăn là nước sạch.
3. Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ (giết chết các vi sinh vật nguy hiểm)
- Nấu thật kỹ nhất là thịt, cá, trứng và hải sản.
- Nếu thức ăn đã để lâu trước khi ăn phải nấu lại.
4. Chìa khóa 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (để ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật)
- Nấu chín nên ăn ngay. Không để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
- Hâm nóng thức ăn để lâu lên 60 độ trước khi ăn.
- Những thức ăn đã nấu chín và dễ hỏng nếu để lâu mà không bảo quản trong tủ lạnh (dưới 5 độ) phải bỏ đi.
5. Chìa khóa 5: Dùng nước và thực phẩm ban đầu sạch an toàn
- Dùng nước sạch hoặc làm sạch trước khi dùng (đun sôi)
- Rửa sạch rau trước khi nấu. Ăn quả đã gọt vỏ.
- Dụng cụ chứa nước phải được sát trùng bằng viên thuốc tẩy trước khi dùng để đựng nước.
- Chọn thực phẩm tươi, cương quyết không dùng những thứ đã ôi thiu.
* Chế biến thực phẩm theo nguyên tắc bếp ăn một chiều.
* Còn các em học sinh thì phải làm gì?
- Chúng mình cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi. Không ăn thức ăn bẩn, ươn, ôi thiu.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quà vặt( kẹo ngọt, bánh, bim bim…….), không cười đùa trong khi ăn, đề phòng hóc, sặc, nghẹn
- Ăn từ tốn, ăn chậm, nhai kỹ. khi ho, hắt hơi phải ra chỗ không người.
- Ăn đủ no, đủ no và đúng giờ để bảo vệ sức khoẻ.
+ Thực phẩm chế biến sẵn phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo;
+ Không sử dụng thực phẩm đã bị mốc hoặc không rõ nguồn gốc;
- Giữ vệ sinh nơi ăn uống hoặc chế biến thực phẩm: như khu vực chế biến phải cách xa nơi ô nhiễm chuồng trại gia súc;
Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ:
+ Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và thực phẩm sống phải để riêng biệt;
+ Chỉ dùng các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được nghành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm;
Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ, không ăn các thực phẩm sống như gỏi cá, đồ ăn tái.
- Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu chín xong.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, nếu tay có vết thương băng kỹ và kín trước khi chế biến thức ăn.
- Sử dụng nước sạch trong ăn uống.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.
- Lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc, ôi thiu và có mùi khó chịu; Thực phẩm tươi sống có màu sắc, mùi tự nhiên.
- Các loại rau, củ, quả, trái cây cần cảnh giác với những sản phẩm có bề ngoài trơn láng, căng mọng, to đều, vỏ ngoài nhẵn nhụi, mỡ màng vì có thể đó là sản phẩm được nhập về từ Trung Quốc, có sử dụng hóa chất bảo quản không cho phép ,trong thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Phòng ngừa ngộ độc rượu: không uống cồn công nghiệp để pha chế rượu vì có thể gây mù mắt và tử vong; Không lạm dụng rượu, bia trong ngày lễ , Tết; Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hoặc rượu ngâm theo kinh nghiệm nhân gian, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
Người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATVSTP để cơ quan chức năng có biện pháp giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Mỗi người dân hãy luôn là người tiêu dùng thông thái khi chọn mua và sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hy vọng rằng, sau bài tuyên truyền này, mọi nhà, mọi người sẽ có được những hiểu biết cần thiết, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới người thân và những người xung quanh. Thực hiện tốt chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn xã. 
Lê Đỗ Mạnh - Trạm y tế

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289