Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phượng Nghi - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 - 2029

Đăng lúc: 14:25:09 08/03/2024 (GMT+7)
100%
Print

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống, là bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện, luôn luôn xác định, "đoàn kết" là giá trị cốt lõi, và "đại đoàn kết toàn dân tộc" là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng, là động lực to lớn tạo nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!".

 screenshot_1709882563.png
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh - tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Trải qua các thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh, và có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Phát biểu tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận ngày 08/01/1962, Người chỉ rõ: "Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng, trong toàn bộ công tác cách mạng. Cán bộ và Đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết Bộ Chính trị, về vấn đề Mặt trận Dân tộc thống nhất. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam".
 Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò của quần chúng trong lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là nhiệm vụ chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa, và trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh, giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, và tiếp đó là liên minh công - nông - trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, đã đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Đạt được kết quả trên, là do Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương nhất quán, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc, phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác nhau; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình, thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.
Cùng với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cũng được Đảng ta xác định là cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, phải "đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn", đồng thời, "gắn phòng chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
 
- Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về thành lập Hội Phản đế đồng minh - tổ chức tiền thân đầu tiên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Phản đế đồng minh, đã tuyên truyền vận động nhân dân dấy lên cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Trong những năm 1936 – 1940, Mặt trận Dân chủ Đông Dương và Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế ra đời, đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân chống đế quốc và bè lũ tay sai, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, dân trí và dân quyền.
- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thu hút mọi giới đồng bào yêu nước, tạo thành cao trào đánh Pháp - đuổi Nhật, đây là một nhân tố quyết định đưa cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, (Hội Liên Việt) ra đời, đã mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hội Liên Việt đã cùng với Mặt trận Việt Minh huy động sức mạnh của nhân dân, làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cách mạng còn non trẻ, và đối phó có hiệu quả với thù trong, giặc ngoài, để vượt qua thử thách trước tình thế, cách mạng và vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc.
- Ngày 03/3/1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, đã động viên sức mạnh toàn dân, toàn quân, tập trung sức người, sức của đẩy mạnh cuộc kháng chiến với tinh thần, “Tất cả cho tiền tuyến” làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “vang dội 5 châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước.
- Thời kỳ 1955 - 1975, cả nước làm hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng hậu phương lớn CNXH ở miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, và đấu tranh giải phóng miền Nam. Cả ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, (10/9/1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, (20/12/1960), Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, (20/4/1968), cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, tập hợp và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi cách mạng chưa giành được chính quyền về tay nhân dân, theo yêu cầu của cách mạng, Mặt trận có lúc đã thực hiện chức năng của chính quyền, trong vùng tạm chiếm hoặc vùng mới giải phóng. Ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta. Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở nước ta, tuy có vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động khác nhau, nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Đảng lãnh đạo Mặt trận, để thực hiện sự liên minh giữa Đảng với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, với các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo.
Để làm tốt vai trò lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, và không chỉ làm tròn trách nhiệm của một thành viên như mọi thành viên khác, mà phải là thành viên hoạt động nhất, gương mẫu nhất.
Đại diện cấp ủy tham gia Ủy ban Mặt trận cùng cấp, có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ, chủ động, trình bày chủ trương, đường lối và kiến nghị của Đảng với Mặt trận, đồng thời, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, đối thoại, thuyết phục, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp ủy đảng, phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung, đã được các tổ chức thành viên nhất trí thông qua. Đảng tôn trọng, khuyến khích các tổ chức thành viên và nhân dân, thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, với việc hoạch định đường lối, chủ trương và các quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức, cán bộ.
Hoạt động của MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên, đã có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận xã hội, trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực.
- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đã đánh giá kết quả việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa: “Ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước.Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chú trọng thực hiện dân chủ cả trực tiếp và đại diện, nhất là ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Người đứng đầu ở nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những bức xúc và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”.
Công tác thông tin các hoạt động đối ngoại nói chung, và hoạt động đối ngoại nhân dân nói riêng, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kịp thời quán triệt, giúp cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp nắm được những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại và thông tin đối ngoại; tuyên truyền về vai trò lãnh đạo của Đảng, thành tựu của đất nước, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là Kết luận của Bộ Chính, về Chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 sau khi được Bộ Chính trị thông qua, gắn kết chặt chẽ với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tiếp tục củng cố, tăng cường và xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xứng đáng là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp nhân dân, có vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Việc tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029, là dịp để Ủy ban Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên, tiếp tục quán triệt, thấm nhuần quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục động viên các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng đất nước phát triển. Cần phát huy tốt hơn nữa, vai trò tiền phong của giai cấp công nhân, tiềm năng to lớn của giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và giới doanh nhân, không ngừng tăng cường khối liên minh công – nông – trí, làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới.
- Đại hội Mặt trận các cấp, sẽ đóng góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của Đại hội Mặt trận cấp trên, và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để Đại hội lần thứ X của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho phù hợp với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới đặt ra.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phượng Nghi, lần thứ XXI, tiến tới Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 – 2029, là sự kiện chính trị quan trọng, diễn ra trong bối cảnh, đất nước ta đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức mới.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã lần thứ XXI, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ, nhằm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm, hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trong việc thực hiện đường lối chiến lược của Đảng, về tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới. Đồng thời, cũng là quá trình tổ chức thực hiện, đề ra các giải pháp thiếtthực, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ và tổ chức phát động phong trào thi đua lập thành tích, chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Mặt trận Tổ quốc xã Phượng Nghi trong nhiệm kỳ 2019-2024, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, của Nhân dân và cán bộ xã Phượng Nghi; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được kết quả đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở đó, sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố và phát huy. Vị trí, vai trò của MTTQ, tiếp tục được khẳng định rõ nét, trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. Chất lượng thực hiện nội dung của cuộc vận động, “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục được nâng cao. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân. Chương trình ngày vì người nghèo và các phong trào khác, do MTTQ phát động, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đạt được những kết quả đáng trân trọng; phát huy dân chủ, tiếp thu sáng kiến, kiến nghị của nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; mở rộng công tác đối thoại nhân dân, để không ngừng nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước; củng cố xây dựng hệ thống MTTQ ngày càng vững mạnh.
Hòa chung với không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, Đại hội MTTQ Việt Nam xã Phượng Nghi, nhiệm kỳ 2024 – 2029, được diễn ra trong 2 ngày, 11 và 12/03/2024. 
Nhiệt liệt chào mừng,  Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phượng Nghi, lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. 
Cao Quân

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289